Tư vấn du học – Top Viet Travel

Du học Hàn Quốc

Giới thiệu Mỹ

Mỹ – Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

 

  • Tên quốc gia: America / the United States
  • Thủ đô: Washington, D.C.
  • Diện tích: 9.82663 million km²
  • Dân số: 308,586,000 (2010)
  • Tiền tệ: U.S. Dollars ($)
  • Múi giờ: GMT-5 đến GMT -10 – Mùa hè: GMT -4 đến GMT -10
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Mỹ (US English)

Mỹ – Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

  • Tên quốc gia: America / the United States
  • Thủ đô: Washington, D.C.
  • Diện tích: 9.82663 million km²
  • Dân số: 308,586,000 (2010)
  • Tiền tệ: U.S. Dollars ($)
  • Múi giờ: GMT-5 đến GMT -10 – Mùa hè: GMT -4 đến GMT -10
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Mỹ (US English)

Lục địa Hoa Kỳ trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi lục địa Hoa Kỳ. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương.

Vị trí địa lý & Khí hậu

Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn Địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy.

Các thành phố lớn

  • New York – Là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn và còn là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba “trung tâm tập quyền” kinh tế thế giới cùng với London và Tokyo.
  • Los Angeles – Là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thành phố này được nổi danh là một trung tâm điện ảnh. Rất nhiều minh tinh sống ở thành phố Beverly Hills lân cận và nhiều phim và chương trình truyền hình được thâu tại Hollywood, một phần thành phố này.
  • Chicago – Trung tâm vận tải của nước Mỹ. Thành phố đã nổi tiếng toàn thế giới lâu năm về tài chính, công nghệ, vận tải, và dân tộc. Các nhà chọc trời, món ăn, truyền thống chính trị, và đội thể thao của Chicago cũng nổi tiếng.
  • Washington D.C. – Là một đặc khu liên bang, không phụ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào, để phục vụ như thủ đô vĩnh viễn của quốc gia. Là nơi đặt các trung tâm của ban ngành trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ cùng nhiều đài tưởng niệm và bảo tàng quốc gia đều nằm trong đặc khu Washington D.C.
  • Las Vegas – Mệnh danh là thủ đô giải trí của thế giới, nổi tiếng ẩm thực, các khu nghỉ dưỡng sòng bạc và các loại hình giải trí liên quan.
  • Seattle – Từ một vùng kinh tế lạc hậu, nay đã phát triển mạnh mẽ về trung tâm công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc và các ngành công nghiệp giải trí. Thành phố được biết đến như một trung tâm của những người yêu công nghệ “xanh”. Seattle còn nổi tiếng với việc tiêu thụ nhiều cà phê nhiều công ty cà phê được thành lập hoặc đóng trụ sở ở Seattle.

Kinh tế

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới.

Văn hóa, Ẩm thực & Tôn giáo

Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ. Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog.

Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ. Số người theo đạo Kitô chiếm khoảng 75% và phần còn lại là các tôn giáo như Do Thái, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, v..v..

Thể thao & Du lịch

Bóng chày được xem là môn thể thao quốc gia; bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ, và khúc côn cầu là ba môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp khác của quốc gia. Mặc dù bóng đá không phải là một môn thể thao chuyên nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, nó được giới trẻ và giới tài tử mọi lứa tuổi chơi khắp nơi. Tennis và các môn thể thao ngoài trời cũng được ưa chuộng.

1. Trường Cao đẳng và Đại học công lập

Trường cao đẳng, đại học của bang được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang. Mỗi bang trong số 50 bang của Mỹ có ít nhất một trường đại học công lập và nhiều trường cao đẳng bang. Nhiều trong số các trường đại học công lập này có tên của bang, hoặc từ “bang” trong tên trường: ví dụ, Trường Đại học bang Washington và Trường Đại học Michigan.

2. Trường Cao đẳng hoặc Đại học tư

Các trường này được tư nhân điều hành thay vì cơ quan chính quyền bang. Học phí của các trường tư thường sẽ cao hơn học phí trường công lập. Thường trường tư sẽ có quy mô nhỏ hơn so với trường công lập.

Các trường cao đẳng và đại học liên kết với tôn giáo là các trường đại học tư. Thông thường các trường đại học này sẽ tiếp nhận sinh viên từ tất cả các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, có một số ít trường muốn tiếp nhận sinh viên theo học có cùng tôn giáo với trường.

3. Trường Cao đẳng Cộng đồng

Trường cao đẳng cộng đồng hệ hai năm cấp bằng associate (có thể chuyển tiếp) và các chứng chỉ. Có nhiều loại bằng associate, nhưng điều khác biệt quan trọng nhất là bằng đó có thể chuyển tiếp được hay không. Thường thì có hai loại bằng chính: một là bằng chuyển tiếp lên đại học và hai là chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc. Bằng chuyển tiếp lên đại học thường là bằng associate nghệ thuật hoặc bằng associate khoa học. Bằng mà không chuyển tiếp được là bằng associate khoa học ứng dụng và chứng nhận hoàn thành chương trình.

Sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng phần lớn chuyển tiếp lên trường cao đẳng hoặc đại học hệ bốn năm. Vì sinh viên có thể chuyển điểm từ trường cao đẳng cộng đồng, sinh viên có thể hoàn thành lấy bằng cử nhân trong vòng hai năm tiếp theo hoặc hơn. Nhiều trường cũng có chương trình anh ngữ hoặc chương trình tiếng Anh chuyên sâu giúp sinh viên chuẩn bị vào học đại học.

Nếu sinh viên không có kế hoạch học lên đại học, sinh viên có thể tìm việc tại Việt Nam với tấm bằng associate của trường.

4. Học viện Công nghệ

Học viện công nghệ là trường đại học hệ bốn năm chuyên về khoa học và công nghệ. Một số trường có chương trình cao học hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn.

Bạn đang tìm kiếm một bệ phóng tích cực cho sự nghiệp của mình cùng một tấm bằng cử nhân danh giá? Đích đến số 1 hiện nay cho những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm một sự nghiệp đỉnh cao chính là du học Mỹ! Đã bao giờ bạn mơ ước được đứng trong hàng ngũ những chuyên gia quốc tế và có trình độ cao, những người được nể trọng trên toàn thế giới chưa?

Nếu câu trả lời là có, đây là một số điều mà bạn cần quan tâm. Vậy thì các yếu tố nào đã giúp cho nước Mỹ trở thành một cái nôi về giáo dục tốt nhất dành cho sinh viên quốc tế? Tại sao du học Mỹ lại là lựa chọn sáng giá của bạn?

1. Cam kết về Chất lượng

Một trong số những điểm thu hút nhất của nền giáo dục Mỹ chính là danh tiếng toàn cầu về cam kết chất lượng. Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới có cơ hội được nhập học tại các trường hàng đầu của Mỹ, nơi mà chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi hệ thống giảng viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Nền giáo dục tiên tiến này luôn được cải thiện theo thời gian và tấm bằng mà sinh viên có được không chỉ được công nhận rộng rãi mà còn được tôn trọng trên toàn thế giới.

2. Cái nôi của Nghiên cứu Khoa học

Nếu bạn đang hướng tới nghiên cứu khoa học, thì Mỹ chính là sự lựa chọn hoàn hảo để học cao học. Bạn sẽ có cơ hội được học hỏi và phát triển khi đăng kí theo học các khóa đào tạo Thạc sĩ hay Tiến sĩ (Ph.D.). Bên tài trợ nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhu cầu cá nhân của bạn thông qua việc chi trả hoàn toàn học phí cùng trợ cấp, kết hợp với việc những thử thách đặt ra trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ thỏa mãn những nấc thang tri thức mà bạn hằng mong muốn. Chi phí cùng các khoản tài trợ phục vụ công tác nghiên cứu tại trường đại học thường đến từ Chính phủ Liên bang hoặc các tập đoàn đa quốc gia có uy tín trong nhiều lĩnh vực.

3. Sự Linh hoạt về Lựa chọn Khóa học

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng hệ thống giáo dục của Mỹ khác rất nhiều so với ở nước bạn. Hệ thống giáo dục của Mỹ cho phép lựa chọn các khóa học rất linh hoạt, khi bạn có thể lựa chọn những môn học ưa thích từ nhiều đề tài khác nhau. Từ đó, bạn có thể chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực của mình mà không cần phải tham gia bất kì lớp học không cần thiết khác. Bạn còn có thể thoải mái lựa chọn thời khóa biểu phù hợp với bản thân do một số môn học được chia thành nhiều khóa và kéo dài đến hết năm học. Hệ thống học theo kì hoặc theo quý này rất hữu ích khi cho phép bạn hoàn thành chương trình học tập và có thêm thời gian làm dự án nghiên cứu nếu cần thiết. Cụ thể hơn, nếu bạn hoàn thành đầy đủ tổng số các khóa học cần thiết, bạn có thể tốt nghiệp thạc sĩ sớm trong vòng một năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo dài chương trình học để dành thời gian nhiều hơn cho việc nghiên cứu và sau đó hoàn thành chương trình học trong vài năm.

4. Hỗ trợ Tài chính

Các cơ hội hỗ trợ tài chính cũng là một động lực lớn khiến sinh viên quốc tế lựa chọn học cao học ở Mỹ. Hầu hết các trường đại học đều có các trợ cấp, khoản vay hay hỗ trợ tài chính cho sinh viên để giúp họ trang trải những chi tiêu hằng ngày cũng như đóng tiền học phí (trong một số trường hợp). Sự giúp đỡ này dựa trên các thành tích đạt được thay vì nhu cầu tài chính. Nếu bạn có thể chứng minh sự xuất sắc của mình trong việc học tập nghiên cứu thì khi đó bạn sẽ có cơ hội được học tập miễn phí tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc nhận sự giúp đỡ cùng các khoản vay từ ngân hàng cũng khá dễ dàng nếu bạn có thể chứng minh việc nhập học. Chương trình việc làm tại học xá của trường sẽ có những việc làm cụ thể dành cho những sinh viên có kĩ năng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn yêu thích nhân văn học, bạn có thể tìm kiếm việc làm tại thư viện.

5. Cơ hội Nghề nghiệp Rộng mở

Sau khi hoàn thành việc học và được cấp bằng, bạn sẽ có quyền được làm việc tại Mỹ một cách hợp pháp trong lĩnh vực mà mình đã học với khoảng thời gian là một năm. Để được điều này, bạn cần nộp hồ sơ vào Chương trình Thực tập Tùy chọn – “Optional Practical Training Employment Authorization” (OPT). Rất nhiều sinh viên quốc tế đã được các công ty săn đón về làm việc trong giai đoạn xin cấp OPT này, thông qua việc tài trợ visa H1-B hay còn gọi là visa làm việc. Visa này thường được cấp bởi các chủ doanh nghiệp khi họ tuyển mộ sinh viên quốc tế vào các lĩnh vực có tính đặc thù như Phần mềm, Kĩ thuật, kế toán, giáo dục hay marketing. Khi đã được cấp visa H1-B, bạn sẽ chính thức được làm việc tại Mỹ thay vì phải trở về nước.

6. Trải nghiệm Văn hóa và Nâng cao Giá trị Bản thân

Có khoảng 30% trên tổng số sinh viên quốc tế trên thế giới lựa chọn học tập tại Mỹ. Vì vậy, trong vai trò là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ có được đặc ân khi được gặp gỡ nhiều bạn trẻ từ khắp năm châu. Sự cọ sát này không chỉ tăng cường sự hiểu biết văn hóa, mà còn cung cấp cho bạn những tri thức mới của thế giới. Quá trình trao đổi văn hóa đầy thú vị này, cộng với sự đa dạng quốc tế chắc chắn sẽ làm giàu cho bạn không chỉ trong vấn đề học tập mà còn trong vốn sống. Những người bạn mới chính là gia đình mới của bạn.

Du học anh

Giới thiệu Anh

Tên quốc gia: Vương quốc Anh (tên Tiếng Anh: United Kingdom) là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục châu Âu, bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo nhỏ.

  • Thủ đô: London
  • Diện tích: 243.610 km²
  • Dân số: 64.1 triệu người (2014)
  • Tiền tệ: Đồng bảng Anh (GBP)
  • Múi giờ: GMT (UTC+0); mùa hè: BST (UTC+1)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Vương quốc Liên hiệp Đại Anh và Bắc Ireland; thường gọi là Vương Quốc Anh hoặc Anh Quốc, là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục châu Âu, bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo nhỏ.

  • Tên quốc gia: Vương quốc Anh (tên tiếng Anh: United Kingdom)
  • Thủ đô: London
  • Diện tích: 243.610 km²
  • Dân số: 64.1 triệu người (2014)
  • Tiền tệ: Đồng bảng Anh (GBP)
  • Múi giờ: GMT (UTC+0); mùa hè: BST (UTC+1)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Vị trí địa lý & Khí hậu

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc, bờ biển đông nam Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm cách bờ biển miền bắc Pháp trong vòng 22 dặm (35 km), cách nhau qua eo biển Manche.

Anh chiếm hơn một nửa tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 130.395 kilômét vuông (50.350 sq mi). Hầu hết Anh là địa hình đất thấp, địa hình đồi núi nằm ở tây bắc của đường Tees-Exe; gồm dãy núi Cumbrian tại Lake District, Pennines và các đồi đá vôi tại Peak District, Exmoor và Dartmoor. Các sông và cửa sông chính là Thames, Severn và Humber. Núi cao nhất Anh là Scafell Pike (978 mét (3.209 ft)) tại Lake District.

Scotland chiếm gần một phần ba tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 78.772 kilômét vuông (30.410 sq mi) và bao gồm gần 800 đảo, chủ yếu nằm tại phía tây và phía bắc của đại lục; đáng kể là các quần đảo Hebrids, Orkney và Shetland.

Wales chiếm dưới một phần mười tổng diện tích của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 20.779 kilômét vuông (8.020 sq mi).Địa hình Wales hầu hết là đồi núi, song miền nam có ít đồi núi hơn miền bắc và miền trung. Khu vực cư dân và công nghiệp chính nằm tại miền nam.

Bắc Ireland tách biệt với đảo Anh qua biển Ireland và eo biển Bắc, có diện tích 14.160 kilômét vuông (5.470 sq mi) và hầu hết là đồi. Bắc Ireland có hồ lớn nhất quần đảo Anh là Lough Neagh với diện tích 388 kilômét vuông (150 sq mi). Đỉnh cao nhất tại Bắc Ireland là Slieve Donard thuộc dãy núi Mourne với độ cao 852 mét (2.795 ft).

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có khí hậu ôn đới, lượng mưa dồi dào quanh năm. Nhiệt độ biến hóa theo mùa, hiếm khí giảm xuống dưới −11 °C (12 °F) hoặc tăng trên 35 °C (95 °F). Gió phổ biến thổi từ tây nam và mang theo thường xuyên các đợt thời tiết ôn hòa và mưa từ Đại Tây Dương, song phần phía đông hầu như bị chắn gió do hầu hết mưa rơi tại các khu vực phía tây, phía đông do đó khô hơn. Các hải lưu Đại Tây Dương được Gulf Stream làm ấm và đem đến mùa đông ôn hòa; đặc biệt là tại phía tây nơi mà mùa đông có mưa nhất là tại vùng cao. Mùa hè ấm hơn tại khu vực đông nam của Anh, do là nơi nằm sát đại lục châu Âu nhất, và phía bắc là nơi mát nhất. Tuyết rơi dày có thể xuất hiện trong mùa đông và đầu mùa xuân tại những vùng cao.

Kinh tế

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có một nền kinh tế thị trường chịu kiểm soát cục bộ. Dựa theo tỷ giá hối đoái thị trường, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào năm 2009 là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và lớn thứ ba tại châu Âu sau Đức và Pháp.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 73% GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2006). Luân Đôn là một trong ba “trung tâm chỉ huy” của kinh tế toàn cầu (cùng với New York và Tokyo), là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng New York, và là thành phố có GDP lớn nhất tại châu Âu.

Ngành công nghiệp ô tô là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực chế tạo của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, tạo công việc cho hơn 800.000 người, với doanh thu khoảng 52 tỷ bảng (2011). Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland lớn thứ nhì hoặc thứ ba thế giới tùy theo cách thức tính. Ngành công nghiệp dược phẩm đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, quốc gia này có tỷ lệ chi tiêu dược khoa R&D cao thứ ba toàn cầu (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Nông nghiệp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có đặc điểm thâm canh, cơ giới hóa cao độ, và có hiệu quả theo tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất khoảng 50% thực phẩm cần thiết với ít hơn 1,6% lực lượng lao động.

Chính trị

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia nhất thể theo thể chế quân chủ lập hiến. Nữ vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và cũng là quân chủ của 15 quốc gia Thịnh vượng chung độc lập khác. Quân chủ có “quyền được tham vấn, quyền khích lệ, và quyền cảnh cáo”.

Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, thuộc về cá nhân có năng lực nhất trong điều khiển phát biểu trong Thứ dân viện; nhân vật này thường là lãnh tụ của chính đảng hoặc liên minh các chính đảng có số ghế lớn nhất trong viện này. Thủ tướng lựa chọn một nội các và họ được quân chủ chính thức bổ nhiệm để hình thành chính phủ của quân chủ bệ hạ. Theo quán lệ, Nữ vương tôn trọng các quyết định của thủ tướng trong chính phủ.

Giáo dục

Giáo dục tại Anh là trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Vương quốc Liên hiệp, song quản lý thường ngày và tài trợ cho các trường công là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Giáo dục công miễn phí được tiến hành dần dần từ năm 1870 đến năm 1944. Giáo dục nay là bắt buộc trong độ tuổi từ 5 đến 16 (15 nếu sinh vào cuối tháng 7 hoặc tháng 8). Năm 2011, TIMSS xếp hạng các học sinh 13–14 tuổi tại Anh và Wales thứ 10 thế giới về toán và thứ 9 về khoa học. Năm 2010, trên 45% chỉ tiêu tại Đại học Oxford và 40% tại Đại học Cambridge thuộc về các sinh viên đến từ các trường tư thục, dù chỉ chiếm 7% số học sinh phổ thông. Anh có hai đại học cổ nhất trong thế giới Anh ngữ, đó là Đại học Oxford và Đại học Cambridge, với lịch sử trên tám thế kỷ. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có 9 trường đại học nằm trong nhóm 100 đại học hàng đầu theo xếp hạng của Times Higher Education năm 2013, số lượng chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.

Văn hóa

Văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố gồm: tình trạng đảo quốc; có lịch sử là một thể chế dân chủ tự do Tây phương và là là một cường quốc lớn; cũng như là một liên minh chính trị của bốn quốc gia với mỗi quốc gia duy trì các yếu tố truyền thống, phong tục và tượng trưng đặc biệt. Do sự tồn tại của Đế quốc Anh, có thể quan sát thấy ảnh hưởng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong ngôn ngữ, văn hóa, và các hệ thống tư pháp của nhiều cựu thuộc địa như Ấn Độ, Canada, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Hoa Kỳ và Úc. Phạm vi ảnh hưởng văn hóa đáng kể của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khiến quốc gia này được mô tả như là một “siêu cường văn hóa.

Giáo dục tại Anh là trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Vương quốc Liên hiệp, song quản lý thường ngày và tài trợ cho các trường công là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Giáo dục phổ thông ở Anh

Cũng như ở những nơi khác trên thế giới, giáo dục cho các em nhỏ “trước tuổi đến trường” (preschool) là hình thức giáo dục không bắt buộc. Các em nhỏ có thể bắt đầu tham gia chương trình này ở lứa tuổi lên 3 hoặc 4.

Phổ cập giáo dục ở Anh dành cho các em học sinh từ 5 đến 16 tuổi, kéo dài khoảng 12 năm. Giáo dục tiểu học từ 5 đến 11 tuổi được chia làm hai bậc là “infant” trong 2 năm và “junior” trong 4 năm. Ở lứa tuổi lên 7, học sinh bắt đầu được dạy các môn học chính nhưng cũng được khuyến khích tham gia các môn ngoại khóa như Nghệ Thuật, Khoa học máy tính hay Âm nhạc.

Có rất nhiều trường cung cấp bậc giáo dục trung học cho các học sinh ở ngưỡng tuổi từ 11 đến 16. Một số trường trong số này là trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive school – với nhiều chương trình học và thời gian khác nhau), trường kỹ thuật (Technology College), trường chuyên các chương trình ứng dụng thực tế hơn lí thuyết (modern secondary school) hay trường chuyên (Grammar school).

Sau khi đã nhận bằng phổ thông trung học GCSE và có kết quả năm môn từ A* đến C, họ có thể đăng kí học chương trình sau phổ thông kéo dài 2 năm để nhận Chứng chỉ A level (General Certificate of Education Advanced Level). Kết quả của cả hai năm học chứng chỉ A là “tấm vé thông hành” để vào đại học.

Giáo dục sau phổ thông ở Anh

Có rất nhiều khóa học, trải dài trên nhiều lĩnh vực và thời gian học khác nhau tại Vương quốc Anh – trung bình từ một đến bốn năm. Bạn hoàn toàn tự do trong việc chọn lựa một chiến lược học tập phù hợp: bạn có thể học Đại học từ đầu, bắt đầu bằng khóa học HND hoặc đại học đại cương trong hai năm và sau đó chuyển tiếp lên để lấy bằng đại học. Hay bạn cũng có thể học bằng đại học danh dự một chuyên ngành để tập trung “công lực” vào chuyên ngành đó, hoặc học hai chuyên ngành theo bằng đại học kép.

Liên thông lên Đại học

Việc theo học các khóa học dự bị/liên thông đại học giúp bạn xóa đi khoảng cách (nếu có) giữa (các) bằng cấp bạn đang có và những bằng cấp do trường cao đẳng hoặc đại học ở Anh mà bạn đã chọn yêu cầu. Khoảng cách này thường tồn tại bởi vì sinh viên nhiều nước hoàn thành 12 năm học trước khi họ bắt đầu học đại học, nhưng ở Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, sinh viên phải hoàn thành 13 năm.

Chương trình dự bị Đại học 

Chương trình đào tạo dự bị đại học thường có liên quan đến công việc, giúp phát triển nghề nghiệp trong một loạt các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan. Mặc dù bản thân đã là một chương trình được phép cấp bằng sau khi học xong của Anh, nhưng cũng có thể giúp bạn học chuyển tiếp vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 trong chương trình cử nhân. Chương trình cơ sở nói chung thường mất 2 năm học chính quy.

Chương trình Đại học

Ở nước Anh, Bắc Ailen và xứ Wales, chương trình đại học hoặc cử nhân thường kéo dài 3 năm rồi dẫn đến chương trình cấp bằng danh dự như bằng Cử nhân Truyền thông hoặc Cử nhân Kinh doanh (Honours Bachelor’s Degree). Ở Scotland, sinh viên phải mất 3 năm để hoàn thành chương trình bình thường (Bachelor’s Degree) và 4 năm để lấy bằng danh dự (Honours Bachelor’s Degree). Các chương trình đại học ở Scotland đôi khi được cấp bằng thạc sĩ (Thạc sĩ Chuyên ngành xã hội, Thạc sĩ Khoa học hoặc Thạc sĩ Tiếng Anh, v.v.), tùy thuộc vào truyền thống của từng trường.

Với nhiều chương trình đại học, kết quả thi năm học đầu tiên không được tính vào việc xếp loại chương trình cuối khóa. Kết quả năm thứ 2 và 3, kết hợp với điểm cộng thêm dành cho khóa luận tốt nghiệp (bạn có thể phải viết 1 bản khoá luận dài trong năm thứ 3), sẽ cấu thành điểm số cuối cùng của bạn khi tốt nghiệp. Thông thường, bạn sẽ phải chọn một loạt các môn học (module), một số là bắt buộc và một số là tự chọn, những lựa chọn này sẽ cấu thành chương trình học hàng ngày của bạn trong khóa học.

Đa số các cơ sở tổ chức các khóa học lấy bằng cử nhân đều tạo cơ hội cho bạn học từ 2 chuyên ngành trở lên trong chương trình danh dự kết hợp hoặc liên kết. Chương trình cấp bằng kết hợp sẽ bao gồm các chuyên ngành khác nhau không nhất thiết phải có tỷ trọng như nhau (chẳng hạn Chương trình Cử nhân Kinh doanh kết hợp với Tiếng Pháp). Các khóa học đan xen cũng giống như các chương trình cấp bằng khác, nhưng có thêm 1 năm học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc thực tế có liên quan đến khóa học. Điều này thường có nghĩa là khóa học kéo dài 4 năm thay vì 3 năm như thông thường.

HỌC CAO HỌC TẠI ANH

Ở UK, thuật ngữ sau đại học “postgraduate” được sử dụng cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, thường nói đến việc học tập tiếp theo đối với những sinh viên đã có bằng thứ nhất (thuật ngữ “bằng thứ nhất” (first degree) này tương đương với thuật ngữ “bằng đại học” – graduate study, được dùng ở Mỹ). Có bốn nội dung đào tạo trong hệ thống giáo dục sau đại học tại UK:

Dự bị thạc sỹ/ Dự bị cao học

Các khóa học dự bị thạc sĩ dành cho những sinh viên muốn theo học chương trình thạc sĩ nhưng cảm thấy rằng họ cần nâng cao các kỹ năng học tập của mình, nâng cao trình độ tiếng Anh hoặc chỉ đơn giản thích nghi trở lại với cuộc sống sinh viên. Các khóa học này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và hầu hết đều bao gồm các môn dạy về phương pháp học tập, nghiên cứu, kỹ năng máy tính, phân tích số liệu, phỏng vấn, tìm và trích dẫn tài liệu tham khảo và viết luận.

Các chứng chỉ và văn bằng diploma sau Đại học

Có rất nhiều các chuyên ngành ở trình độ này. Thông thường các bằng chuyên ngành này được chấp nhận như một bằng cấp chuyên nghiệp trong chuyên ngành đó. Nhiều văn bằng diploma sau đại học có giá trị tương tự như bằng thạc sĩ, mặc dù bạn sẽ có thể không cần viết luận. Sau khi hoàn thành một số khóa học này, bạn có thể chuyển tiếp sang học khóa học thạc sĩ.

Các khóa học Thạc sỹ

Có 2 phương pháp giảng dạy một khóa học thạc sĩ: theo hình thức học trên lớp (taught program) hoặc nghiên cứu (research)

  • Thạc sĩ học trên lớp (Thạc sĩ Văn khoa (MA), Thạc sĩ Khoa học (MSc), Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA)): Chương trình thạc sĩ học trên lớp thường bao gồm nhiều module (môn học) học được giảng dạy, hoặc tự nghiên cứu và viết luận với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn – thường là một chuyên gia trong ngành. Chương trình này thường kéo dài 1 năm học chính quy.
  • Thạc sĩ nghiên cứu (Thạc sĩ nghiên cứu (Mres), Thạc sĩ (MPhil)): Nếu bạn đang theo học chương trình thạc sĩ nghiên cứu chứ không phải tham gia những bài giảng và hội thảo bạn sẽ dành toàn bộ thời gian của mình vào việc nghiên cứu học thuật. Một số khóa học cho phép bạn có phần học trên lớp, nhưng điểm số cuối cùng của bạn sẽ dựa hoàn toàn vào chất lượng bài luận của bạn.

Chương trình Tiến sĩ (PhD)

Chương trình Tiến sĩ (PhD) là chương trình tiến sĩ phổ biến nhất, thường yêu cầu sinh viên có một công trình nghiên cứu quan trọng do chính sinh viên viết và một luận án dưới sự hướng dẫn của một hoặc có thể là hai giáo viên hướng dẫn. Trong khi chương trình PhD là cách phổ biến nhất để lấy bằng tiến sĩ, các bằng tiến sĩ chuyên nghiệp và tiến sĩ theo hình thức “con đường mới” cũng đang là những lựa chọn phổ biến khác và có bao gồm yếu tố giảng dạy kết hợp nghiên cứu. Toàn bộ thời gian để hoàn thành chương trình tiến sĩ có thể mất từ 5 đến 8 năm.

Bạn đang tìm kiếm một bệ phóng tích cực cho sự nghiệp của mình cùng một tấm bằng cử nhân danh giá? Đích đến số 1 hiện nay cho những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm một sự nghiệp đỉnh cao chính là du học Mỹ! Đã bao giờ bạn mơ ước được đứng trong hàng ngũ những chuyên gia quốc tế và có trình độ cao, những người được nể trọng trên toàn thế giới chưa?

Nếu câu trả lời là có, đây là một số điều mà bạn cần quan tâm. Vậy thì các yếu tố nào đã giúp cho nước Mỹ trở thành một cái nôi về giáo dục tốt nhất dành cho sinh viên quốc tế? Tại sao du học Mỹ lại là lựa chọn sáng giá của bạn?

1. Cam kết về Chất lượng

Một trong số những điểm thu hút nhất của nền giáo dục Mỹ chính là danh tiếng toàn cầu về cam kết chất lượng. Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới có cơ hội được nhập học tại các trường hàng đầu của Mỹ, nơi mà chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi hệ thống giảng viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Nền giáo dục tiên tiến này luôn được cải thiện theo thời gian và tấm bằng mà sinh viên có được không chỉ được công nhận rộng rãi mà còn được tôn trọng trên toàn thế giới.

2. Cái nôi của Nghiên cứu Khoa học

Nếu bạn đang hướng tới nghiên cứu khoa học, thì Mỹ chính là sự lựa chọn hoàn hảo để học cao học. Bạn sẽ có cơ hội được học hỏi và phát triển khi đăng kí theo học các khóa đào tạo Thạc sĩ hay Tiến sĩ (Ph.D.). Bên tài trợ nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhu cầu cá nhân của bạn thông qua việc chi trả hoàn toàn học phí cùng trợ cấp, kết hợp với việc những thử thách đặt ra trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ thỏa mãn những nấc thang tri thức mà bạn hằng mong muốn. Chi phí cùng các khoản tài trợ phục vụ công tác nghiên cứu tại trường đại học thường đến từ Chính phủ Liên bang hoặc các tập đoàn đa quốc gia có uy tín trong nhiều lĩnh vực.

3. Sự Linh hoạt về Lựa chọn Khóa học

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng hệ thống giáo dục của Mỹ khác rất nhiều so với ở nước bạn. Hệ thống giáo dục của Mỹ cho phép lựa chọn các khóa học rất linh hoạt, khi bạn có thể lựa chọn những môn học ưa thích từ nhiều đề tài khác nhau. Từ đó, bạn có thể chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực của mình mà không cần phải tham gia bất kì lớp học không cần thiết khác. Bạn còn có thể thoải mái lựa chọn thời khóa biểu phù hợp với bản thân do một số môn học được chia thành nhiều khóa và kéo dài đến hết năm học. Hệ thống học theo kì hoặc theo quý này rất hữu ích khi cho phép bạn hoàn thành chương trình học tập và có thêm thời gian làm dự án nghiên cứu nếu cần thiết. Cụ thể hơn, nếu bạn hoàn thành đầy đủ tổng số các khóa học cần thiết, bạn có thể tốt nghiệp thạc sĩ sớm trong vòng một năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo dài chương trình học để dành thời gian nhiều hơn cho việc nghiên cứu và sau đó hoàn thành chương trình học trong vài năm.

4. Hỗ trợ Tài chính

Các cơ hội hỗ trợ tài chính cũng là một động lực lớn khiến sinh viên quốc tế lựa chọn học cao học ở Mỹ. Hầu hết các trường đại học đều có các trợ cấp, khoản vay hay hỗ trợ tài chính cho sinh viên để giúp họ trang trải những chi tiêu hằng ngày cũng như đóng tiền học phí (trong một số trường hợp). Sự giúp đỡ này dựa trên các thành tích đạt được thay vì nhu cầu tài chính. Nếu bạn có thể chứng minh sự xuất sắc của mình trong việc học tập nghiên cứu thì khi đó bạn sẽ có cơ hội được học tập miễn phí tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc nhận sự giúp đỡ cùng các khoản vay từ ngân hàng cũng khá dễ dàng nếu bạn có thể chứng minh việc nhập học. Chương trình việc làm tại học xá của trường sẽ có những việc làm cụ thể dành cho những sinh viên có kĩ năng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn yêu thích nhân văn học, bạn có thể tìm kiếm việc làm tại thư viện.

5. Cơ hội Nghề nghiệp Rộng mở

Sau khi hoàn thành việc học và được cấp bằng, bạn sẽ có quyền được làm việc tại Mỹ một cách hợp pháp trong lĩnh vực mà mình đã học với khoảng thời gian là một năm. Để được điều này, bạn cần nộp hồ sơ vào Chương trình Thực tập Tùy chọn – “Optional Practical Training Employment Authorization” (OPT). Rất nhiều sinh viên quốc tế đã được các công ty săn đón về làm việc trong giai đoạn xin cấp OPT này, thông qua việc tài trợ visa H1-B hay còn gọi là visa làm việc. Visa này thường được cấp bởi các chủ doanh nghiệp khi họ tuyển mộ sinh viên quốc tế vào các lĩnh vực có tính đặc thù như Phần mềm, Kĩ thuật, kế toán, giáo dục hay marketing. Khi đã được cấp visa H1-B, bạn sẽ chính thức được làm việc tại Mỹ thay vì phải trở về nước.

6. Trải nghiệm Văn hóa và Nâng cao Giá trị Bản thân

Có khoảng 30% trên tổng số sinh viên quốc tế trên thế giới lựa chọn học tập tại Mỹ. Vì vậy, trong vai trò là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ có được đặc ân khi được gặp gỡ nhiều bạn trẻ từ khắp năm châu. Sự cọ sát này không chỉ tăng cường sự hiểu biết văn hóa, mà còn cung cấp cho bạn những tri thức mới của thế giới. Quá trình trao đổi văn hóa đầy thú vị này, cộng với sự đa dạng quốc tế chắc chắn sẽ làm giàu cho bạn không chỉ trong vấn đề học tập mà còn trong vốn sống. Những người bạn mới chính là gia đình mới của bạn.

Du học úc

Giới thiệu Úc

Úc hay Australia là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ. Đây là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích trên thế giới. Các quốc gia lân cận của Úc gồm có Indonesia/">Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía bắc; Quần đảo Solomon, Vanuatu, và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ở phía đông bắc; và New Zealand ở phía đông nam.

Úc có một lãnh thổ rộng lớn và giàu tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên dân số khá ít nên mật độ dân số rất thấp. Úc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, với nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Năm 2012, Úc có GDP bình quân đầu người cao thứ năm trên thế giới.[24] Chi tiêu quân sự của Úc đứng thứ 13 thế giới. Úc có chỉ số phát triển con người cao, duy trì trong top 10 toàn cầu, xếp thứ hạng cao trong nhiều so sánh quốc tế, như chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, và bảo vệ các quyền tự do dân sự và chính trị.[25] Úc là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, G20, Thịnh vượng chung các quốc gia, ANZUS, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương.

Du học canada

Giới thiệu Canada

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012.

Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga.

 

  • Tên quốc gia: Canada
  • Thủ đô: Ottawa
  • Diện tích: 9,984,670 km²
  • Dân số: 35,344,962 người (2014)
  • Tiền tệ: Canadian Dollars (CAD)
  • Múi giờ: Mùa đông: UTC-3.5 tới -8; Mùa hè: UTC-2.5 tới -7
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012.

  • Tên quốc gia: Canada
  • Thủ đô: Ottawa
  • Diện tích: 9,984,670 km²
  • Dân số: 35,344,962 người (2014)
  • Tiền tệ: Canadian Dollars (CAD)
  • Múi giờ: Mùa đông: UTC−3.5 tới −8; Mùa hè: UTC−2.5 tới −7
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp

TRANG TỔNG QUAN VỀ DU HỌC CANADA

Kinh tế, Vị trí địa lý & Khí hậu

Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga.

Nhiệt độ tối cao trung bình mùa đông và mùa hè tại Canada khác biệt giữa các khu vực. Mùa đông có thể khắc nghiệt tại nhiều nơi của quốc gia, đặc biệt là trong vùng nội địa và các tỉnh thảo nguyên, là những nơi có khí hậu lục địa với nhiệt độ trung bình ngày là gần −15 °C (5 °F), song có thể xuống dưới −40 °C (−40 °F) với các cơn gió lạnh dữ dội. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng mỗi năm, trong khi các phần ở phía bắc có thể dai dẳng quanh năm. British Columbia Duyên hải có một khí hậu ôn hòa, với một mùa đông ôn hòa và mưa nhiều. Ở các vùng bờ biển phía đông và phía tây, nhiệt độ tối cao trung bình thường là dưới hai mươi mấy độ C, trong khi tại lãnh thổ giữa các vùng bờ biển thì nhiệt độ tối cao vào mùa hạ biến động từ 25 đến 30 °C (77 đến 86 °F), nhiệt độ tại một số nơi ở nội địa thỉnh thoảng vượt quá 40 °C (104 °F).

Canada là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ 8 toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế.

Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các tỉnh và lãnh thổ

Canada là một liên bang gồm có mười tỉnh và ba lãnh thổ. Các đơn vị hành chính này có thể được nhóm thành bốn vùng chính: Tây bộ Canada, Trung bộ Canada, Canada Đại Tây Dương, và Bắc bộ Canada (“Đông bộ Canada” nói chung Trung bộ Canada và Canada Đại Tây Dương). Các tỉnh có quyền tự trị lớn hơn các lãnh thổ, chịu trách nhiệm đối với các chương trình xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, và phúc lợi. Tổng thu nhập của các tỉnh nhiều hơn của chính phủ liên bang. Sử dụng quyền hạn chi tiêu của mình, chính phủ liên bang có thể bắt đầu các chính sách quốc gia tại các tỉnh, như Đạo luật Y tế Canada; các tỉnh có thể chọn ở ngoài chúng, song hiếm khi làm vậy trên thực tế. Chính phủ liên bang thực thi thanh toán cân bằng nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn thống nhất hợp lý về các dịch vụ và thuế được thi hành giữa các tỉnh giàu hơn và nghèo hơn.

Giáo dục

Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi, đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%. Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%. Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở hữu một nền giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%. Theo một tường thuật của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra rằng học sinh Canada biểu hiện tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong toán học, khoa học, và đọc.

Văn hóa

Văn hóa Canada rút ra từ những ảnh hưởng của các dân tộc thành phần, và các chính sách nhằm thúc đẩy đa nguyên văn hóa được bảo vệ theo hiến pháp. Québec là nơi có bản sắc mạnh hóa mạnh, và nhiều nhà bình luận nói tiếng Pháp nói về một văn hóa Québec khác biệt với văn hóa Canada Anh ngữ.

Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân.

Các môn thể thao có tổ chức tại Canada khởi đầu từ thập niên 1770. Các môn thể thao quốc gia chính thức của Canada là khúc côn cầu trên băng và bóng vợt. Bảy trong số tám vùng đô thị lớn nhất của Canada – Toronto, Montréal, Vancouver, Ottawa, Calgary, Edmonton và Winnipeg – có câu lạc bộ có tư cách tham gia Giải khúc côn cầu Quốc gia (NHL).

Các biểu tượng quốc gia của Canada chịu ảnh hưởng từ các nguồn tự nhiên, lịch sử, và Thổ dân. Việc sử dụng lá phong làm một biểu tượng của Canada bắt đầu từ đầu thế kỷ 18. Lá phong được mô tả trên các quốc kỳ hiện nay và trước đây, trên tiền xu, và trên quốc huy. Các biểu tượng đáng chú ý khác gồm có hải ly, ngỗng Canada, chim lặn mỏ đen, vương vị, Kị cảnh vương thất Canada và gần đây hơn là ‘cột vật tổ’ và cột hay ụ đá nhân tạo Inuksuk.

Theo hiến pháp Canada, giáo dục thuộc trách nhiệm của chính quyền các tỉnh (bang). Do đó, không có một hệ thống đồng nhất các quy định về giáo dục. Tuy nhiên nhìn chung cũng không có sự khác biệt lớn về cách tổ chức trường lớp hay thời gian học các cấp.

Hệ thống giáo dục Canada bao gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu giáo đến cao đẳng. Ở cấp đại học, hầu hết các trường đều là công lập. Vì thế chất lượng giáo dục trên khắp đất nước đều ngang bằng nhau.

TRUNG HỌC (SECONDARY SCHOOL)

Có nhiều trường trung học công lập và tư thục ở Canada. Tại các trường này, học sinh có thể lựa chọn một chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh. Phần đông các trường đại học không đòi hỏi khả năng ngoại ngữ của du học sinh, miễn là du học sinh có điểm học văn hóa tốt. Khi bắt đầu vào trường du học sinh sẽ được thi trắc nghiệm sinh ngữ để trường xác định xem có cần cho du học thêm sinh ngữ ngoài các môn học văn hóa không.

Trung Học Tư Thục (Private Secondary School)

Các trường trung học tư thục có mặt ở khắp các tỉnh. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng của Canada đã tốt nghiệp từ các trường tư thục này. Tất cả các trường tư thục đều phải đăng ký với Bộ Giáo Dục tỉnh hay lãnh thổ của họ và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo trình và các tiêu chuẩn khác do các bộ liên quan quy định. Phụ huynh học sinh có thể chọn trường dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ hoặc cả nam và nữ cho con em mình. Nhiều trường tư thục có chương trình nội trú (boarding) toàn diện, bảo đảm cho phụ huynh yên tâm trong thời gian con em mình du học. Nhiều trường khác chỉ có chương trình ban ngày và một số trường có cả hai loại chương trình này.

Trung Học Công Lập (Public Secondary School)

Nhiều trường công lập Canada hiện nay đã thu nhận học sinh quốc tế và khuynh hướng này ngày càng phát triển. Trường công lập được quản lý ở cấp đại phương do các Hội Đồng Giáo Dục (School Board) được bầu ra. Các chính sách về việc nhận học sinh quốc tế và thu học phí khác nhau tùy theo tỉnh. Một số trường trung học cũng có chương trình chứng chỉ quốc tế (International Baccalaureat – IB). IB được công nhận ở khắp Bắc Mỹ, tương đương với năm thứ nhất đại học. Học sinh đạt điểm cao trong các môn học Ib thường sẽ được các đại học công nhận khi chuyển lên đại học.

CAO ĐẲNG (COLLEGE)

Có 175 cơ sở giáo dục sau trung học là thành viên của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Canada (ACCC). Các trường cao đẳng này được biết đến qua một loạt danh hiệu như: cao đẳng cộng đồng, học viện kỹ thuật, cao đẳng đại học và Cé gep. Tất cả các cơ sở giáo dục này là đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh doanh, cong nghiệp, dịch vụ cong cộng và đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh tốt nghiệp phổ thông có định hướng nghề nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp đại học đang tìm kiếm việc làm cũng như yêu cầu học tập thường xuyên của người lớn tuổi.

Trong thực tế có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học theo học cao đẳng để hoàn thành kỹ năng chuyên môn của mình. Nhìn chung, các trường cao đẳng có giáo trình giảng dạy chuyên sâu về nghề nghiệp nhiều hơn là các đại học, với các lớp học sĩ số nhỏ, có các khóa học thực tập bên ngoài trường, không gian lớp học và phòng lab thông thoáng, cách giảng dạy tác động qua lại và luôn có nhiều cấp độ nhập học khác nhau từ các ngành kỹ thuật cho đến các ngành nghệ thuật sáng tạo.

Các trường cao đẳng là các trung tâm đào tạo xuất sắc về nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, quặng mỏ, môi trường, khách sạn và du lịch. Các chương trình học toàn thời gian và bán thời gian khác bao gồm y tế, kinh doanh, nâng cao trình độ văn hóa, nghệ thuật ứng dụng, dịch vụ xã hội, …Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục năng động, thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của cộng đồng.

Cao Đẳng Đại Học (University College)

Trường cao đẳng đại học như tên gọi của nó là sự kết hợp giữa trường cao đẳng và đại học Canada. Học sinh theo học có thể chọm một trong hai hướng: theo một chương trình văn hóa trong hai năm sau đó chuyển tiếp lên đại học, hoặc học 2-3 năm rồi tốt nghiệp với một bằng cấp chuyên môn. Các trường cao đẳng đại học thường thiết lập với một số trường đại học trong vùng để kết hợp chương trình chuyển tiếp của mình. Tại đây sinh viên sẽ học tiếp nối 2 năm cuối của chương trình đại học 4 năm.

Cao Đẳng Cộng Đồng (Community College)

Cao đẳng cộng đồng là loại trường phổ biến ở Canada có các chương trình đào tạo nghề chuyên môn từ 1 đến 3 năm (bao gồm cả thời gian thực tập). Một vài trường cao đẳng cộng đồng dạy nghề còn có chương trình chuyển tiếp đại học, cho phép học sinh theo học các khóa học tương đương với hai năm đầu của chương trình đại học 4 năm. Sau đó, học sinh tiếp tục học 2 năm cuối tại trường đại học để hoàn tất chương trình đại học.

Các Chương Trình Chuyển Tiếp Đại Học (University Transfer Program)

Học sinh muốn lấy bằng đại học có thể hoàn thành hai năm học đầu tiên tại trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường cao đẳng đại học và nhận các tín chỉ (credit). Hầu hết các tín chỉ này đều có thể chuyển tiếp lên các trường đại học như năm thứ nhất và thứ hai của đại học. . Tuy nhiên học sinh phải kiểm tra kỹ khi chọn các khóa học cho phù hợp với ngành dự định theo học ở đại học. Mặt khác hoàn thành chương trình chuyển tiếp đại học không có nghĩa là tự động được nhận vào học chương trình đại học, học sinh cụng cần phải đáp ứng các điều kiện nhập học của đại học liên hệ.

Riêng ở tỉnh Quebec, học sinh quốc tế có thể theo học một trường cao đẳng gọi là Cé gep. Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, Cé gep có các chương trình chuyển tiếp hai năm lên đại học hoặc các chương trình chuyển tiếp kỹ thuật ba năm để đi làm.

Trường Cao Đẳng Nghề (Technical Institute/Career College)

Là cơ sở giáo dục tư nhân có các giáo trình cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tiễn cho thị trường việc làm sau một thời gian đào tạo ngắn. Các học sinh muốn tìm các chương trình đào tạo ngắn hạn trong các nghề như điện ảnh, tin học, internet, thiết kế đồ họa, du lịch khách sạn,..có thể xin theo học các trường cao đẳng dạy nghề. Mặc dù do tư nhân làm chủ, các trường này do tỉnh quy dịnh và công nhận để đảm bảo các tiêu chuẩn về chương trình học và chất lượng luôn được duy trì.

ĐẠI HỌC (UNIVERSITY)

Canada có trên 95 trường đại học nổi tiếng thế giới về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Vì thế, bằng cấp của Canada được công nhận trên khắp thế giới.

Các trường đại học Canada được nhà nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có chất lượng cao, không phân biệt đại điểm hay ngành học, số lượng sinh viên học toàn thời gian tại mỗi trường từ 1.000 cho đến trên 35.000. Các trường này có nhiều loại hình đào tạo và cấp đủ loại văn bằng từ cử nhân, kỹ sư cho đến tiến sĩ, kể cả chứng chỉ và diploma chuyên môn. Học phí tùy thuộc vào mỗi tỉnh, mỗi trường và mỗi chương trình học. Năm học ở đại học thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5. Một số trường theo hệ thống 2 hoặc 3 học kỳ kể cả mùa hè. Ở Canada không có thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ xét tuyển. Mỗi trường đề ra tiêu chuẩn nhập học riêng và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể.

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ (LANGUAGE SCHOOL)

Canada có hai ngôn ngữ chính thức, có nghĩa là học sinh quốc tế có thể đến Canada để học tập bằng tiếng Anh (ESL) hoặc bằng tiếng Pháp như là sinh ngữ hai (FSL). Nhiều người chọn học bằng tiếng Anh ở Canada do có nhiều trường dạy tiếng Anh xuất sắc và do giọng Canada trung hòa dễ nghe. Nhiều năm qua, Canada đã phát triển chuyên môn rất cao trong giảng dạy tiếng Anh do có nhiều dân nhập cư muốn nâng cao kỷ năng tiếng Anh của họ

Học sinh quốc tế có thể theo học tiếng Anh phổ thông, thương mại hoặc cho mục đích riêng. Ngoài ra học sinh cũng có thể được đào tạo để giảng dạy môn tiếng Anh. Nói chung các trường tư thục dạy tiếng Anh đều linh động về học kỳ, chương trình và lịch nhập học theo yêu cầu hơn các trung tâm sinh ngữ của đại học và cao đẳng. Hầu hết các trường dạy tiếng Pháp đều ở tỉnh Quebec. Tương tự như các chương trình dạy tiếng Anh, học sinh có thể theo học chương trình tiếng Pháp vào bất cứ lúc nào. Riêng các du học sinh ghi danh chương trình tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong thời gian 6 tháng trở lại có thể học ở Canada bằng visa du lịch.

Theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện Canada là 1 trong 3 điểm đến du học hấp dẫn nhất thế giới. Điều này cũng đã được ghi nhận bởi đông đảo du học sinh từng học tập tại đây, và phần nào lý giải được vì sao số lượng du học sinh đến Canada hàng năm không ngừng tăng.

BẰNG CẤP CỦA CANADA ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Canada nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Ngân sách dành cho giáo dục của quốc gia Bắc Mỹ này luôn ở mức cao nhất của OECD, và đứng thứ 2 trong khối các nước G8.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục của Canada còn khá linh hoạt, luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường việc làm, lại được áp dụng việc kiểm định chất lượng nghiêm ngặt,vì vậy bằng cấp tại Canada luôn được công nhận tại tất cả các nước phát triển. Khi muốn tiếp tục chương trình sau đại học tại các trường nổi tiếng trên thế giới, du học sinh tại Canada luôn được chấp nhận. Đối với sinh viên tốt nghiệp tại Canada, tất đều có thể hoà nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG LÀNH, CHẤT LƯỢNG CAO

Hiện chỉ số phát triển con người của Canada đứng thứ 4, theo đánh giá của Liên hợp quốc. Đây cũng là 1 trong 3 nơi có điều kiện sống tốt nhất hành tinh. Các thành phố tại Canada mật độ dân số khá thấp, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, an ninh luôn được đảm bảo.

Ngoài ra, đất nước này còn được đánh giá cao bởi hệ thống phúc lợi xã hội tốt, y tế chất lượng cao. Người dân thân thiện, mến khách.

DU HỌC CANADA CHI PHÍ THẤP

Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, thu nhập bình quân khoảng 40.000 USD/người, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình trên đầu người ở mức cao.

SO VỚI CÁC NƯỚC NHƯ MỸ, ÚC, HỌC PHÍ TẠI CANADA THẤP HƠN KHÁ NHIỀU

Song chi phí đầu tư cho học tập ở Canada lại khá “mềm” so với chất lượng giáo dục đào tạo. Nếu như tại Mỹ – quốc gia láng giềng của Canada, hay Úc – thiên đường về làm thêm và định cư của sinh viên, học phí trung bình ở mức 400 triệu đồng/năm (20.000 USD), thì du học tại Canada, rất dễ dàng tìm được các chương trình không quá 250 triệu đồng/năm (13.000 USD).

Đối với du học sinh Việt Nam, mức đặt cọc cũng khá thấp. Trước khi xin visa, học sinh chỉ phải đóng khoản phí ghi danh, đặt cọc không quá 2000 CAD (40 triệu đồng) để được trường cấp thư mời. Do vậy, gia đình muốn con du học Canada sẽ không bị áp lực quá lớn về mặt tài chính.

CÓ NHIỀU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DU HỌC SINH

Không chỉ tạo điều kiện cho du học sinh bằng thủ tục cấp visa nhanh chóng, Canada còn có khá nhiều chính sách hỗ trợ dành cho lưu học sinh như: Ngoài các chương trình do nhà trường tổ chức và học sinh được hưởng lương, người học còn được làm thêm 20 giờ mỗi tuần và không giới hạn trong thời gian nghỉ.

SAU KHI TỐT NGHIỆP, NHIỀU HỌC SINH QUỐC TẾ CÒN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI CANADA

Chính phủ Canada cũng mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc và tạo cơ hội định cư khá lớn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp các chương trình cao đẳng, đại học, sau đại học sẽ được ở lại từ 1-3 năm. Sau khi làm việc toàn thời gian tối thiểu 1 năm, những sinh viên quốc tế này có thể bắt đầu nộp hồ sơ xin định cư tại Canada.

Mặc dù vậy, cơ hội du học Canada hiện nay vẫn khá hạn chế bởi mỗi năm quốc gia này chỉ cấp từ 1.000 – 1.250 visa cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC SONG NGỮ CẢ TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG ANH

Là quốc gia đa văn hóa, Canada có hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, tới đây, các sinh viên sẽ được học một hay cả hai ngôn ngữ qua các chương trình ESL (English as a Second Language) hay FSL (French as a Second Language), cùng các giáo viên bản xứ giàu kinh nghiệm. Đây chính là lợi thế rất lớn về ngoại ngữ, không phải quốc gia nào cũng có thể mang lại cho du học sinh.

Hội tụ những lợi thế tuyệt vời trên đã giúp Canada trở thành lựa chọn hàng đầu của học sinh, sinh viên và gia đình khi có nhu cầu đi du học.

Du học Mỹ

Giới thiệu Mỹ

Mỹ – Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

 

  • Tên quốc gia: America / the United States
  • Thủ đô: Washington, D.C.
  • Diện tích: 9.82663 million km²
  • Dân số: 308,586,000 (2010)
  • Tiền tệ: U.S. Dollars ($)
  • Múi giờ: GMT-5 đến GMT -10 – Mùa hè: GMT -4 đến GMT -10
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Mỹ (US English)

Mỹ – Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

  • Tên quốc gia: America / the United States
  • Thủ đô: Washington, D.C.
  • Diện tích: 9.82663 million km²
  • Dân số: 308,586,000 (2010)
  • Tiền tệ: U.S. Dollars ($)
  • Múi giờ: GMT-5 đến GMT -10 – Mùa hè: GMT -4 đến GMT -10
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Mỹ (US English)

Lục địa Hoa Kỳ trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi lục địa Hoa Kỳ. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương.

Vị trí địa lý & Khí hậu

Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn Địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy.

Các thành phố lớn

  • New York – Là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn và còn là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba “trung tâm tập quyền” kinh tế thế giới cùng với London và Tokyo.
  • Los Angeles – Là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thành phố này được nổi danh là một trung tâm điện ảnh. Rất nhiều minh tinh sống ở thành phố Beverly Hills lân cận và nhiều phim và chương trình truyền hình được thâu tại Hollywood, một phần thành phố này.
  • Chicago – Trung tâm vận tải của nước Mỹ. Thành phố đã nổi tiếng toàn thế giới lâu năm về tài chính, công nghệ, vận tải, và dân tộc. Các nhà chọc trời, món ăn, truyền thống chính trị, và đội thể thao của Chicago cũng nổi tiếng.
  • Washington D.C. – Là một đặc khu liên bang, không phụ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào, để phục vụ như thủ đô vĩnh viễn của quốc gia. Là nơi đặt các trung tâm của ban ngành trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ cùng nhiều đài tưởng niệm và bảo tàng quốc gia đều nằm trong đặc khu Washington D.C.
  • Las Vegas – Mệnh danh là thủ đô giải trí của thế giới, nổi tiếng ẩm thực, các khu nghỉ dưỡng sòng bạc và các loại hình giải trí liên quan.
  • Seattle – Từ một vùng kinh tế lạc hậu, nay đã phát triển mạnh mẽ về trung tâm công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc và các ngành công nghiệp giải trí. Thành phố được biết đến như một trung tâm của những người yêu công nghệ “xanh”. Seattle còn nổi tiếng với việc tiêu thụ nhiều cà phê nhiều công ty cà phê được thành lập hoặc đóng trụ sở ở Seattle.

Kinh tế

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới.

Văn hóa, Ẩm thực & Tôn giáo

Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ. Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog.

Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ. Số người theo đạo Kitô chiếm khoảng 75% và phần còn lại là các tôn giáo như Do Thái, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, v..v..

Thể thao & Du lịch

Bóng chày được xem là môn thể thao quốc gia; bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ, và khúc côn cầu là ba môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp khác của quốc gia. Mặc dù bóng đá không phải là một môn thể thao chuyên nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, nó được giới trẻ và giới tài tử mọi lứa tuổi chơi khắp nơi. Tennis và các môn thể thao ngoài trời cũng được ưa chuộng.

1. Trường Cao đẳng và Đại học công lập

Trường cao đẳng, đại học của bang được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang. Mỗi bang trong số 50 bang của Mỹ có ít nhất một trường đại học công lập và nhiều trường cao đẳng bang. Nhiều trong số các trường đại học công lập này có tên của bang, hoặc từ “bang” trong tên trường: ví dụ, Trường Đại học bang Washington và Trường Đại học Michigan.

2. Trường Cao đẳng hoặc Đại học tư

Các trường này được tư nhân điều hành thay vì cơ quan chính quyền bang. Học phí của các trường tư thường sẽ cao hơn học phí trường công lập. Thường trường tư sẽ có quy mô nhỏ hơn so với trường công lập.

Các trường cao đẳng và đại học liên kết với tôn giáo là các trường đại học tư. Thông thường các trường đại học này sẽ tiếp nhận sinh viên từ tất cả các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, có một số ít trường muốn tiếp nhận sinh viên theo học có cùng tôn giáo với trường.

3. Trường Cao đẳng Cộng đồng

Trường cao đẳng cộng đồng hệ hai năm cấp bằng associate (có thể chuyển tiếp) và các chứng chỉ. Có nhiều loại bằng associate, nhưng điều khác biệt quan trọng nhất là bằng đó có thể chuyển tiếp được hay không. Thường thì có hai loại bằng chính: một là bằng chuyển tiếp lên đại học và hai là chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc. Bằng chuyển tiếp lên đại học thường là bằng associate nghệ thuật hoặc bằng associate khoa học. Bằng mà không chuyển tiếp được là bằng associate khoa học ứng dụng và chứng nhận hoàn thành chương trình.

Sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng phần lớn chuyển tiếp lên trường cao đẳng hoặc đại học hệ bốn năm. Vì sinh viên có thể chuyển điểm từ trường cao đẳng cộng đồng, sinh viên có thể hoàn thành lấy bằng cử nhân trong vòng hai năm tiếp theo hoặc hơn. Nhiều trường cũng có chương trình anh ngữ hoặc chương trình tiếng Anh chuyên sâu giúp sinh viên chuẩn bị vào học đại học.

Nếu sinh viên không có kế hoạch học lên đại học, sinh viên có thể tìm việc tại Việt Nam với tấm bằng associate của trường.

4. Học viện Công nghệ

Học viện công nghệ là trường đại học hệ bốn năm chuyên về khoa học và công nghệ. Một số trường có chương trình cao học hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn.

Bạn đang tìm kiếm một bệ phóng tích cực cho sự nghiệp của mình cùng một tấm bằng cử nhân danh giá? Đích đến số 1 hiện nay cho những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm một sự nghiệp đỉnh cao chính là du học Mỹ! Đã bao giờ bạn mơ ước được đứng trong hàng ngũ những chuyên gia quốc tế và có trình độ cao, những người được nể trọng trên toàn thế giới chưa?

Nếu câu trả lời là có, đây là một số điều mà bạn cần quan tâm. Vậy thì các yếu tố nào đã giúp cho nước Mỹ trở thành một cái nôi về giáo dục tốt nhất dành cho sinh viên quốc tế? Tại sao du học Mỹ lại là lựa chọn sáng giá của bạn?

1. Cam kết về Chất lượng

Một trong số những điểm thu hút nhất của nền giáo dục Mỹ chính là danh tiếng toàn cầu về cam kết chất lượng. Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới có cơ hội được nhập học tại các trường hàng đầu của Mỹ, nơi mà chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi hệ thống giảng viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Nền giáo dục tiên tiến này luôn được cải thiện theo thời gian và tấm bằng mà sinh viên có được không chỉ được công nhận rộng rãi mà còn được tôn trọng trên toàn thế giới.

2. Cái nôi của Nghiên cứu Khoa học

Nếu bạn đang hướng tới nghiên cứu khoa học, thì Mỹ chính là sự lựa chọn hoàn hảo để học cao học. Bạn sẽ có cơ hội được học hỏi và phát triển khi đăng kí theo học các khóa đào tạo Thạc sĩ hay Tiến sĩ (Ph.D.). Bên tài trợ nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhu cầu cá nhân của bạn thông qua việc chi trả hoàn toàn học phí cùng trợ cấp, kết hợp với việc những thử thách đặt ra trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ thỏa mãn những nấc thang tri thức mà bạn hằng mong muốn. Chi phí cùng các khoản tài trợ phục vụ công tác nghiên cứu tại trường đại học thường đến từ Chính phủ Liên bang hoặc các tập đoàn đa quốc gia có uy tín trong nhiều lĩnh vực.

3. Sự Linh hoạt về Lựa chọn Khóa học

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng hệ thống giáo dục của Mỹ khác rất nhiều so với ở nước bạn. Hệ thống giáo dục của Mỹ cho phép lựa chọn các khóa học rất linh hoạt, khi bạn có thể lựa chọn những môn học ưa thích từ nhiều đề tài khác nhau. Từ đó, bạn có thể chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực của mình mà không cần phải tham gia bất kì lớp học không cần thiết khác. Bạn còn có thể thoải mái lựa chọn thời khóa biểu phù hợp với bản thân do một số môn học được chia thành nhiều khóa và kéo dài đến hết năm học. Hệ thống học theo kì hoặc theo quý này rất hữu ích khi cho phép bạn hoàn thành chương trình học tập và có thêm thời gian làm dự án nghiên cứu nếu cần thiết. Cụ thể hơn, nếu bạn hoàn thành đầy đủ tổng số các khóa học cần thiết, bạn có thể tốt nghiệp thạc sĩ sớm trong vòng một năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo dài chương trình học để dành thời gian nhiều hơn cho việc nghiên cứu và sau đó hoàn thành chương trình học trong vài năm.

4. Hỗ trợ Tài chính

Các cơ hội hỗ trợ tài chính cũng là một động lực lớn khiến sinh viên quốc tế lựa chọn học cao học ở Mỹ. Hầu hết các trường đại học đều có các trợ cấp, khoản vay hay hỗ trợ tài chính cho sinh viên để giúp họ trang trải những chi tiêu hằng ngày cũng như đóng tiền học phí (trong một số trường hợp). Sự giúp đỡ này dựa trên các thành tích đạt được thay vì nhu cầu tài chính. Nếu bạn có thể chứng minh sự xuất sắc của mình trong việc học tập nghiên cứu thì khi đó bạn sẽ có cơ hội được học tập miễn phí tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc nhận sự giúp đỡ cùng các khoản vay từ ngân hàng cũng khá dễ dàng nếu bạn có thể chứng minh việc nhập học. Chương trình việc làm tại học xá của trường sẽ có những việc làm cụ thể dành cho những sinh viên có kĩ năng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn yêu thích nhân văn học, bạn có thể tìm kiếm việc làm tại thư viện.

5. Cơ hội Nghề nghiệp Rộng mở

Sau khi hoàn thành việc học và được cấp bằng, bạn sẽ có quyền được làm việc tại Mỹ một cách hợp pháp trong lĩnh vực mà mình đã học với khoảng thời gian là một năm. Để được điều này, bạn cần nộp hồ sơ vào Chương trình Thực tập Tùy chọn – “Optional Practical Training Employment Authorization” (OPT). Rất nhiều sinh viên quốc tế đã được các công ty săn đón về làm việc trong giai đoạn xin cấp OPT này, thông qua việc tài trợ visa H1-B hay còn gọi là visa làm việc. Visa này thường được cấp bởi các chủ doanh nghiệp khi họ tuyển mộ sinh viên quốc tế vào các lĩnh vực có tính đặc thù như Phần mềm, Kĩ thuật, kế toán, giáo dục hay marketing. Khi đã được cấp visa H1-B, bạn sẽ chính thức được làm việc tại Mỹ thay vì phải trở về nước.

6. Trải nghiệm Văn hóa và Nâng cao Giá trị Bản thân

Có khoảng 30% trên tổng số sinh viên quốc tế trên thế giới lựa chọn học tập tại Mỹ. Vì vậy, trong vai trò là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ có được đặc ân khi được gặp gỡ nhiều bạn trẻ từ khắp năm châu. Sự cọ sát này không chỉ tăng cường sự hiểu biết văn hóa, mà còn cung cấp cho bạn những tri thức mới của thế giới. Quá trình trao đổi văn hóa đầy thú vị này, cộng với sự đa dạng quốc tế chắc chắn sẽ làm giàu cho bạn không chỉ trong vấn đề học tập mà còn trong vốn sống. Những người bạn mới chính là gia đình mới của bạn.

Zalo0906371538