Lưu trữ du học canada – Top Viet Travel

Du học canada

Giới thiệu Canada

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012.

Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga.

 

  • Tên quốc gia: Canada
  • Thủ đô: Ottawa
  • Diện tích: 9,984,670 km²
  • Dân số: 35,344,962 người (2014)
  • Tiền tệ: Canadian Dollars (CAD)
  • Múi giờ: Mùa đông: UTC-3.5 tới -8; Mùa hè: UTC-2.5 tới -7
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012.

  • Tên quốc gia: Canada
  • Thủ đô: Ottawa
  • Diện tích: 9,984,670 km²
  • Dân số: 35,344,962 người (2014)
  • Tiền tệ: Canadian Dollars (CAD)
  • Múi giờ: Mùa đông: UTC−3.5 tới −8; Mùa hè: UTC−2.5 tới −7
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Pháp

TRANG TỔNG QUAN VỀ DU HỌC CANADA

Kinh tế, Vị trí địa lý & Khí hậu

Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga.

Nhiệt độ tối cao trung bình mùa đông và mùa hè tại Canada khác biệt giữa các khu vực. Mùa đông có thể khắc nghiệt tại nhiều nơi của quốc gia, đặc biệt là trong vùng nội địa và các tỉnh thảo nguyên, là những nơi có khí hậu lục địa với nhiệt độ trung bình ngày là gần −15 °C (5 °F), song có thể xuống dưới −40 °C (−40 °F) với các cơn gió lạnh dữ dội. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng mỗi năm, trong khi các phần ở phía bắc có thể dai dẳng quanh năm. British Columbia Duyên hải có một khí hậu ôn hòa, với một mùa đông ôn hòa và mưa nhiều. Ở các vùng bờ biển phía đông và phía tây, nhiệt độ tối cao trung bình thường là dưới hai mươi mấy độ C, trong khi tại lãnh thổ giữa các vùng bờ biển thì nhiệt độ tối cao vào mùa hạ biến động từ 25 đến 30 °C (77 đến 86 °F), nhiệt độ tại một số nơi ở nội địa thỉnh thoảng vượt quá 40 °C (104 °F).

Canada là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ 8 toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế.

Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các tỉnh và lãnh thổ

Canada là một liên bang gồm có mười tỉnh và ba lãnh thổ. Các đơn vị hành chính này có thể được nhóm thành bốn vùng chính: Tây bộ Canada, Trung bộ Canada, Canada Đại Tây Dương, và Bắc bộ Canada (“Đông bộ Canada” nói chung Trung bộ Canada và Canada Đại Tây Dương). Các tỉnh có quyền tự trị lớn hơn các lãnh thổ, chịu trách nhiệm đối với các chương trình xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, và phúc lợi. Tổng thu nhập của các tỉnh nhiều hơn của chính phủ liên bang. Sử dụng quyền hạn chi tiêu của mình, chính phủ liên bang có thể bắt đầu các chính sách quốc gia tại các tỉnh, như Đạo luật Y tế Canada; các tỉnh có thể chọn ở ngoài chúng, song hiếm khi làm vậy trên thực tế. Chính phủ liên bang thực thi thanh toán cân bằng nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn thống nhất hợp lý về các dịch vụ và thuế được thi hành giữa các tỉnh giàu hơn và nghèo hơn.

Giáo dục

Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi, đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%. Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%. Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở hữu một nền giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%. Theo một tường thuật của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra rằng học sinh Canada biểu hiện tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong toán học, khoa học, và đọc.

Văn hóa

Văn hóa Canada rút ra từ những ảnh hưởng của các dân tộc thành phần, và các chính sách nhằm thúc đẩy đa nguyên văn hóa được bảo vệ theo hiến pháp. Québec là nơi có bản sắc mạnh hóa mạnh, và nhiều nhà bình luận nói tiếng Pháp nói về một văn hóa Québec khác biệt với văn hóa Canada Anh ngữ.

Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân.

Các môn thể thao có tổ chức tại Canada khởi đầu từ thập niên 1770. Các môn thể thao quốc gia chính thức của Canada là khúc côn cầu trên băng và bóng vợt. Bảy trong số tám vùng đô thị lớn nhất của Canada – Toronto, Montréal, Vancouver, Ottawa, Calgary, Edmonton và Winnipeg – có câu lạc bộ có tư cách tham gia Giải khúc côn cầu Quốc gia (NHL).

Các biểu tượng quốc gia của Canada chịu ảnh hưởng từ các nguồn tự nhiên, lịch sử, và Thổ dân. Việc sử dụng lá phong làm một biểu tượng của Canada bắt đầu từ đầu thế kỷ 18. Lá phong được mô tả trên các quốc kỳ hiện nay và trước đây, trên tiền xu, và trên quốc huy. Các biểu tượng đáng chú ý khác gồm có hải ly, ngỗng Canada, chim lặn mỏ đen, vương vị, Kị cảnh vương thất Canada và gần đây hơn là ‘cột vật tổ’ và cột hay ụ đá nhân tạo Inuksuk.

Theo hiến pháp Canada, giáo dục thuộc trách nhiệm của chính quyền các tỉnh (bang). Do đó, không có một hệ thống đồng nhất các quy định về giáo dục. Tuy nhiên nhìn chung cũng không có sự khác biệt lớn về cách tổ chức trường lớp hay thời gian học các cấp.

Hệ thống giáo dục Canada bao gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu giáo đến cao đẳng. Ở cấp đại học, hầu hết các trường đều là công lập. Vì thế chất lượng giáo dục trên khắp đất nước đều ngang bằng nhau.

TRUNG HỌC (SECONDARY SCHOOL)

Có nhiều trường trung học công lập và tư thục ở Canada. Tại các trường này, học sinh có thể lựa chọn một chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh. Phần đông các trường đại học không đòi hỏi khả năng ngoại ngữ của du học sinh, miễn là du học sinh có điểm học văn hóa tốt. Khi bắt đầu vào trường du học sinh sẽ được thi trắc nghiệm sinh ngữ để trường xác định xem có cần cho du học thêm sinh ngữ ngoài các môn học văn hóa không.

Trung Học Tư Thục (Private Secondary School)

Các trường trung học tư thục có mặt ở khắp các tỉnh. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng của Canada đã tốt nghiệp từ các trường tư thục này. Tất cả các trường tư thục đều phải đăng ký với Bộ Giáo Dục tỉnh hay lãnh thổ của họ và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo trình và các tiêu chuẩn khác do các bộ liên quan quy định. Phụ huynh học sinh có thể chọn trường dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ hoặc cả nam và nữ cho con em mình. Nhiều trường tư thục có chương trình nội trú (boarding) toàn diện, bảo đảm cho phụ huynh yên tâm trong thời gian con em mình du học. Nhiều trường khác chỉ có chương trình ban ngày và một số trường có cả hai loại chương trình này.

Trung Học Công Lập (Public Secondary School)

Nhiều trường công lập Canada hiện nay đã thu nhận học sinh quốc tế và khuynh hướng này ngày càng phát triển. Trường công lập được quản lý ở cấp đại phương do các Hội Đồng Giáo Dục (School Board) được bầu ra. Các chính sách về việc nhận học sinh quốc tế và thu học phí khác nhau tùy theo tỉnh. Một số trường trung học cũng có chương trình chứng chỉ quốc tế (International Baccalaureat – IB). IB được công nhận ở khắp Bắc Mỹ, tương đương với năm thứ nhất đại học. Học sinh đạt điểm cao trong các môn học Ib thường sẽ được các đại học công nhận khi chuyển lên đại học.

CAO ĐẲNG (COLLEGE)

Có 175 cơ sở giáo dục sau trung học là thành viên của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Canada (ACCC). Các trường cao đẳng này được biết đến qua một loạt danh hiệu như: cao đẳng cộng đồng, học viện kỹ thuật, cao đẳng đại học và Cé gep. Tất cả các cơ sở giáo dục này là đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh doanh, cong nghiệp, dịch vụ cong cộng và đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh tốt nghiệp phổ thông có định hướng nghề nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp đại học đang tìm kiếm việc làm cũng như yêu cầu học tập thường xuyên của người lớn tuổi.

Trong thực tế có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học theo học cao đẳng để hoàn thành kỹ năng chuyên môn của mình. Nhìn chung, các trường cao đẳng có giáo trình giảng dạy chuyên sâu về nghề nghiệp nhiều hơn là các đại học, với các lớp học sĩ số nhỏ, có các khóa học thực tập bên ngoài trường, không gian lớp học và phòng lab thông thoáng, cách giảng dạy tác động qua lại và luôn có nhiều cấp độ nhập học khác nhau từ các ngành kỹ thuật cho đến các ngành nghệ thuật sáng tạo.

Các trường cao đẳng là các trung tâm đào tạo xuất sắc về nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, quặng mỏ, môi trường, khách sạn và du lịch. Các chương trình học toàn thời gian và bán thời gian khác bao gồm y tế, kinh doanh, nâng cao trình độ văn hóa, nghệ thuật ứng dụng, dịch vụ xã hội, …Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục năng động, thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của cộng đồng.

Cao Đẳng Đại Học (University College)

Trường cao đẳng đại học như tên gọi của nó là sự kết hợp giữa trường cao đẳng và đại học Canada. Học sinh theo học có thể chọm một trong hai hướng: theo một chương trình văn hóa trong hai năm sau đó chuyển tiếp lên đại học, hoặc học 2-3 năm rồi tốt nghiệp với một bằng cấp chuyên môn. Các trường cao đẳng đại học thường thiết lập với một số trường đại học trong vùng để kết hợp chương trình chuyển tiếp của mình. Tại đây sinh viên sẽ học tiếp nối 2 năm cuối của chương trình đại học 4 năm.

Cao Đẳng Cộng Đồng (Community College)

Cao đẳng cộng đồng là loại trường phổ biến ở Canada có các chương trình đào tạo nghề chuyên môn từ 1 đến 3 năm (bao gồm cả thời gian thực tập). Một vài trường cao đẳng cộng đồng dạy nghề còn có chương trình chuyển tiếp đại học, cho phép học sinh theo học các khóa học tương đương với hai năm đầu của chương trình đại học 4 năm. Sau đó, học sinh tiếp tục học 2 năm cuối tại trường đại học để hoàn tất chương trình đại học.

Các Chương Trình Chuyển Tiếp Đại Học (University Transfer Program)

Học sinh muốn lấy bằng đại học có thể hoàn thành hai năm học đầu tiên tại trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường cao đẳng đại học và nhận các tín chỉ (credit). Hầu hết các tín chỉ này đều có thể chuyển tiếp lên các trường đại học như năm thứ nhất và thứ hai của đại học. . Tuy nhiên học sinh phải kiểm tra kỹ khi chọn các khóa học cho phù hợp với ngành dự định theo học ở đại học. Mặt khác hoàn thành chương trình chuyển tiếp đại học không có nghĩa là tự động được nhận vào học chương trình đại học, học sinh cụng cần phải đáp ứng các điều kiện nhập học của đại học liên hệ.

Riêng ở tỉnh Quebec, học sinh quốc tế có thể theo học một trường cao đẳng gọi là Cé gep. Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, Cé gep có các chương trình chuyển tiếp hai năm lên đại học hoặc các chương trình chuyển tiếp kỹ thuật ba năm để đi làm.

Trường Cao Đẳng Nghề (Technical Institute/Career College)

Là cơ sở giáo dục tư nhân có các giáo trình cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tiễn cho thị trường việc làm sau một thời gian đào tạo ngắn. Các học sinh muốn tìm các chương trình đào tạo ngắn hạn trong các nghề như điện ảnh, tin học, internet, thiết kế đồ họa, du lịch khách sạn,..có thể xin theo học các trường cao đẳng dạy nghề. Mặc dù do tư nhân làm chủ, các trường này do tỉnh quy dịnh và công nhận để đảm bảo các tiêu chuẩn về chương trình học và chất lượng luôn được duy trì.

ĐẠI HỌC (UNIVERSITY)

Canada có trên 95 trường đại học nổi tiếng thế giới về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Vì thế, bằng cấp của Canada được công nhận trên khắp thế giới.

Các trường đại học Canada được nhà nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có chất lượng cao, không phân biệt đại điểm hay ngành học, số lượng sinh viên học toàn thời gian tại mỗi trường từ 1.000 cho đến trên 35.000. Các trường này có nhiều loại hình đào tạo và cấp đủ loại văn bằng từ cử nhân, kỹ sư cho đến tiến sĩ, kể cả chứng chỉ và diploma chuyên môn. Học phí tùy thuộc vào mỗi tỉnh, mỗi trường và mỗi chương trình học. Năm học ở đại học thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5. Một số trường theo hệ thống 2 hoặc 3 học kỳ kể cả mùa hè. Ở Canada không có thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ xét tuyển. Mỗi trường đề ra tiêu chuẩn nhập học riêng và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể.

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ (LANGUAGE SCHOOL)

Canada có hai ngôn ngữ chính thức, có nghĩa là học sinh quốc tế có thể đến Canada để học tập bằng tiếng Anh (ESL) hoặc bằng tiếng Pháp như là sinh ngữ hai (FSL). Nhiều người chọn học bằng tiếng Anh ở Canada do có nhiều trường dạy tiếng Anh xuất sắc và do giọng Canada trung hòa dễ nghe. Nhiều năm qua, Canada đã phát triển chuyên môn rất cao trong giảng dạy tiếng Anh do có nhiều dân nhập cư muốn nâng cao kỷ năng tiếng Anh của họ

Học sinh quốc tế có thể theo học tiếng Anh phổ thông, thương mại hoặc cho mục đích riêng. Ngoài ra học sinh cũng có thể được đào tạo để giảng dạy môn tiếng Anh. Nói chung các trường tư thục dạy tiếng Anh đều linh động về học kỳ, chương trình và lịch nhập học theo yêu cầu hơn các trung tâm sinh ngữ của đại học và cao đẳng. Hầu hết các trường dạy tiếng Pháp đều ở tỉnh Quebec. Tương tự như các chương trình dạy tiếng Anh, học sinh có thể theo học chương trình tiếng Pháp vào bất cứ lúc nào. Riêng các du học sinh ghi danh chương trình tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong thời gian 6 tháng trở lại có thể học ở Canada bằng visa du lịch.

Theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện Canada là 1 trong 3 điểm đến du học hấp dẫn nhất thế giới. Điều này cũng đã được ghi nhận bởi đông đảo du học sinh từng học tập tại đây, và phần nào lý giải được vì sao số lượng du học sinh đến Canada hàng năm không ngừng tăng.

BẰNG CẤP CỦA CANADA ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Canada nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Ngân sách dành cho giáo dục của quốc gia Bắc Mỹ này luôn ở mức cao nhất của OECD, và đứng thứ 2 trong khối các nước G8.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục của Canada còn khá linh hoạt, luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường việc làm, lại được áp dụng việc kiểm định chất lượng nghiêm ngặt,vì vậy bằng cấp tại Canada luôn được công nhận tại tất cả các nước phát triển. Khi muốn tiếp tục chương trình sau đại học tại các trường nổi tiếng trên thế giới, du học sinh tại Canada luôn được chấp nhận. Đối với sinh viên tốt nghiệp tại Canada, tất đều có thể hoà nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG LÀNH, CHẤT LƯỢNG CAO

Hiện chỉ số phát triển con người của Canada đứng thứ 4, theo đánh giá của Liên hợp quốc. Đây cũng là 1 trong 3 nơi có điều kiện sống tốt nhất hành tinh. Các thành phố tại Canada mật độ dân số khá thấp, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, an ninh luôn được đảm bảo.

Ngoài ra, đất nước này còn được đánh giá cao bởi hệ thống phúc lợi xã hội tốt, y tế chất lượng cao. Người dân thân thiện, mến khách.

DU HỌC CANADA CHI PHÍ THẤP

Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, thu nhập bình quân khoảng 40.000 USD/người, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình trên đầu người ở mức cao.

SO VỚI CÁC NƯỚC NHƯ MỸ, ÚC, HỌC PHÍ TẠI CANADA THẤP HƠN KHÁ NHIỀU

Song chi phí đầu tư cho học tập ở Canada lại khá “mềm” so với chất lượng giáo dục đào tạo. Nếu như tại Mỹ – quốc gia láng giềng của Canada, hay Úc – thiên đường về làm thêm và định cư của sinh viên, học phí trung bình ở mức 400 triệu đồng/năm (20.000 USD), thì du học tại Canada, rất dễ dàng tìm được các chương trình không quá 250 triệu đồng/năm (13.000 USD).

Đối với du học sinh Việt Nam, mức đặt cọc cũng khá thấp. Trước khi xin visa, học sinh chỉ phải đóng khoản phí ghi danh, đặt cọc không quá 2000 CAD (40 triệu đồng) để được trường cấp thư mời. Do vậy, gia đình muốn con du học Canada sẽ không bị áp lực quá lớn về mặt tài chính.

CÓ NHIỀU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DU HỌC SINH

Không chỉ tạo điều kiện cho du học sinh bằng thủ tục cấp visa nhanh chóng, Canada còn có khá nhiều chính sách hỗ trợ dành cho lưu học sinh như: Ngoài các chương trình do nhà trường tổ chức và học sinh được hưởng lương, người học còn được làm thêm 20 giờ mỗi tuần và không giới hạn trong thời gian nghỉ.

SAU KHI TỐT NGHIỆP, NHIỀU HỌC SINH QUỐC TẾ CÒN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI CANADA

Chính phủ Canada cũng mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc và tạo cơ hội định cư khá lớn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp các chương trình cao đẳng, đại học, sau đại học sẽ được ở lại từ 1-3 năm. Sau khi làm việc toàn thời gian tối thiểu 1 năm, những sinh viên quốc tế này có thể bắt đầu nộp hồ sơ xin định cư tại Canada.

Mặc dù vậy, cơ hội du học Canada hiện nay vẫn khá hạn chế bởi mỗi năm quốc gia này chỉ cấp từ 1.000 – 1.250 visa cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC SONG NGỮ CẢ TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG ANH

Là quốc gia đa văn hóa, Canada có hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, tới đây, các sinh viên sẽ được học một hay cả hai ngôn ngữ qua các chương trình ESL (English as a Second Language) hay FSL (French as a Second Language), cùng các giáo viên bản xứ giàu kinh nghiệm. Đây chính là lợi thế rất lớn về ngoại ngữ, không phải quốc gia nào cũng có thể mang lại cho du học sinh.

Hội tụ những lợi thế tuyệt vời trên đã giúp Canada trở thành lựa chọn hàng đầu của học sinh, sinh viên và gia đình khi có nhu cầu đi du học.

Zalo0906371538